Từ giả kim thuật đến hóa học Lịch_sử_hóa_học

Những nhà hóa học tiên phong

Jabir ibn Hayyan (Geber) là một nhà giả kim thuật người A Rập có những nghiên cứu thực nghiệm đã đặt nền móng cho Hóa học.

Người Hồi giáo thuộc khu vực A rập đã dịch nhiều công trình cổ Hy lạp sang tiếng A rập, họ cũng thử nghiệm một số ý tưởng theo phương pháp khoa học.[7] Dù đã biết là phương pháp khoa học hiện đại được phát triển dần dần và tương đối chậm nhưng vài nhà hóa học Hồi giáo như ông Jabir ibn Hayyan (ở châu Âu gọi là ông "Geber"), đã bắt đầu sử dụng phương pháp khoa học trong hóa học từ thế kỉ thứ 9, và ông được đa số xem là "ông tổ ngành hóa học".[8][9][10][11] Ông đưa ra cách tiếp cận có hệ thống dựa trên thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu khoa học.[12], và sáng tạo ra nồi chưng cất, phân tích thành phần hóa học nhiều chất, phân biệt kiềmaxit, bào chế nhiều loại thuốc.[13]

Nước cường toan là chất ăn mòn mạnh, có khả năng hòa tan được vàngbạch kim nhưng lại không hòa tan được tantan, iridi và các kim loại thụ động khác. Nước cường toan là hỗn hợp của axit nitric đậm đặc và axit clohydric đậm đặc. Axit clohydric được Gaber phát hiện vào khoảng năm 800, bằng cách trộn muối ăn (có thành phần chủ yếu là natri clorua) vào dung dịch axit sunfuric.

Nhiều nhà hóa học Hồi giáo khác cũng có ảnh hưởng quan trọng, như Ja'far al-Sadiq,[14] Alkindus,[15] Abū al-Rayhān al-Bīrūnī,[16] Avicenna[17] cũng như Ibn Khaldun đều phản bác thuật giả kim và lý luận kiểu "hòn đá của triết gia" về sự chuyển đổi của kim loại; còn Tusi đưa ra định luật bảo toàn khối lượng ở dạng sơ khai khi ông cho rằng vật chất chỉ thay đổi trạng thái chứ không biến mất.[18] Ông Rhazes là người đầu tiên bác bỏ thuyết của Aristotle về bốn nguyên tố vật chất cơ bản, cũng là một trong những người đặt nền tảng cho hóa học hiện đại qua việc sử dụng phòng thí nghiệm kiểu như ngày nay, thậm chí ông đã tạo ra hơn 20 dụng cụ thí nghiệm mà phần nhiều vẫn còn được dùng đến giờ.[19]

Bìa quyển Kimiya-yi sa'ādat (bản 1308) của nhà giả thuật Hồi giáo Ba Tư Al-Ghazali được trưng bày tại Bibliothèque nationale de France.Georgius Agricola (1494 - 1554), tác giả quyển De re metallica. Ông là cha đẻ của ngành Khoáng vật học.

Từ khi nhiều tác phẩm giả kim thuật từ thế giới A rập được dịch sang tiếng Latin một số nhà giả kim nghiêm túc ở châu Âu đã theo đuổi môn này có định hướng và ngày càng làm tốt hơn. Như ông Paracelsus (1493-1541) đã bác bỏ thuyết bốn nguyên tố của Aristotle và chỉ bằng kiến thức về hóa chất và thuốc của mình đã tạo ra một môn kết hợp giả kim và khoa học, dù ông chưa làm cho những thí nghiệm của bản thân có tính khoa học đầy đủ hơn. Lý thuyết mở rộng của ông chỉ ra cách tạo chất mới từ thủy ngânlưu huỳnh mà ông gọi là "dầu lưu huỳnh". Có lẽ đây chính là chất đimêtyl ete (có công thức cấu tạo là H3COCH3) ngày nay, vốn chẳng có thủy ngân lẫn lưu huỳnh. [cần dẫn nguồn]

Những cố gắng cải tiến phương pháp lọc tách quặng lấy kim loại là nguồn thông tin quan trọng với nhiều nhà hóa học tiên phong, chẳng hạn ông Georg Agricola (1494–1555) có tác phẩm kinh điển De re metallica ấn hành năm 1556 bàn về vấn đề này. Ông đã lược bỏ những yếu tố kì bí trong ngành và đưa ra nền tảng thực hành để người khác có thể làm theo. Tác phẩm này đề cập nhiều loại lò nấu quặng, tạo ra sự quan tâm nghiên cứu về khoáng chất cũng như hợp chất của chúng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_hóa_học http://azer.com/aiweb/categories/magazine/92_folde... http://www.chemislab.com/chemists-of-the-past/ http://www.fact-archive.com/encyclopedia/Quantum_c... http://www.history-science-technology.com/Geber/Ge... http://www.ideafinder.com/history/inventors/volta.... http://www.newscientist.com/article/mg16121734.300... http://scienceworld.wolfram.com/biography/Lavoisie... http://mattson.creighton.edu/History_Gas_Chemistry... http://web.lemoyne.edu/~giunta/papers.html http://classics.mit.edu/Carus/nature_things.html